TƯ THẾ VAI TRÒN

Danh mục: Tư thế
Tác giả: Nguyễn Thị Trinh

TƯ THẾ VAI TRÒN

Tư thế vai tròn là vai được đưa về phía trước hơn bình thường (vị trí vai ở phía trước giữa thân), lệch khỏi vị trí thẳng hàng với cột sống, gây ra các vấn đề liên quan đến tư thế như khó chịu ở vai, cổ, lưng, căng - cứng và đau.

Những người có vai tròn thường có tư thế đầu hướng về phía trước và phần lưng trên bị chùng xuống (gù lưng).

Nguyên nhân:

  • Dùng điện thoại (đầu cúi xuống), ngồi máy tính trong thời gian dài.
  • Lái xe trong thời gian dài ở tư thế xấu
  • Hoạt động quá mức
  • Ngủ với tư thế xấu
  • Tập luyện quá mức (đặc biệt là ngực)
  • Rối loạn chức năng vai hoặc chấn thương
  • Tư thế cho con bú
  • Đạp xe trong tư thế xấu
  • Mang ba lô nặng nề

Rounded Shoulder and How You Can Fix it - OMG Tampa Bay

 

Các hoạt động và chuyển động lặp đi lặp lại. Các cơ hoạt động quá mức trở nên căng cứng và kéo vai về phía trước và các cơ kém hoạt động trở nên yếu và không thể kéo vai về vị trí trung lập.

Hiểu và nhận ra những nguyên nhân là bước đầu để can thiệp. Giải quyết sớm những yếu tố này và kết hợp các liệu pháp tư thế toàn diện để khôi phục cơ thể về vị trí trung lập, ngăn ngừa sự tiến triển của chứng vai tròn.

Triệu chứng của tư thế Vai tròn

  • Căng cơ ngực, các cơ ngực có thể trở nên ngắn hơn
  • Khả năng chuyển động của khớp vai bị hạn chế
  • Viêm, căng cơ và chấn thương khác đối với các nhóm cơ và gân giúp ổn định vai
  • Các vấn đề về cánh tay như: viêm cơ, viêm gân và viêm bao hoạt dịch có thể ảnh hưởng đến các cơ và khớp từ vai xuống cổ tay và bàn tay
  • Căng cứng và đau mỏi cổ
  • Đau lưng: Đau từ lưng trên, giữa lưng, xuống lưng dưới (thắt lưng) thường nặng hơn do độ cong của cột sống bị thay đổi
  • Giảm khả năng linh động của cột sống
  • Co thắt cơ: thường là phản ứng từ các cơ cố gắng chống lại hoặc ổn định độ lệch tư thế

Rủi ro và vấn đề dài hạn với tư thế vai tròn

Nếu không nhận thức được tư thế và tư thế vai tròn có thể càng xấu hơn đẫn đến:

  • Khó thở: Do tư thế vai tròn thu hẹp lồng ngực và cơ hoành hạn chế 
  • Các vấn đề về tiêu hóa, quá trình tiêu hóa chậm lại do các cơ quan trong bụng bị nén lại
  • Đau đầu: sự căng thẳng do cơ vai và cổ bị căng quá mức gây ra những cơn đau đầu căng thẳng
  • Các vấn đề về thoái hóa - viêm xương khớp do các khớp bị hao mòn kéo dài, đặc biệt ở vai và cột sống
  • Chấn thương dai dẳng: Nhiều chấn thương liên quan đến tư thế vai tròn, nếu không nhận thức và chỉnh sửa tư thế có thể trở thành mãn tính, gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động.

Kiểm tra tư thế vai tròn

Bài kiểm tra 1: Kiểm tra bằng ngón tay hoặc lòng bàn tay

Đứng thẳng với tư thế bình thường, để cánh tay buông thõng bên hông bình thường

Nhìn vào vị trí ngón tay hoặc lòng bàn tay hướng về hướng nào?

Nếu ngón tay của bạn hướng về phía cơ thể và lòng bàn tay hướng về phía sau thì có khả năng bạn có tư thế Vai tròn

Bài kiểm tra 2: Tiếp xúc với tường hoặc tựa ghế

Đứng quay lưng vào tường hoặc tựa ghế khi ngồi

Lưng giữa và đầu có thể duy trì đồng thời tiếp xúc vào tường không?

Nếu một hoặc cả hai bả bai của bạn khó tiếp xúc hoàn toàn vào tường có thể bạn có tư thế vai tròn

Giữ đầu ở tư thế cầm song song với sàn, mắt nhìn thẳng

Nếu bạn cảm thấy cần phải hướng mắt lên trên để chạm vào tường, bạn có thể có tư thế đầu hướng về phía trước, tư thế này thương đi kèm với tư thế vai tròn

Bài kiểm tra 3: khi nằm

Nằm ngửa, lưng phẳng trên sàn, hai cánh tay đặt hai bên tự nhiên

Phần vai sau có nằm tư nhiên trên sàn không?

Nếu phần sau của vai không tiếp xúc với sàn thì có khả năng bạn có tư thế vai tròn.

Giải Pháp

Các biện pháp khắc phục cho vai tròn:

Cân bằng cơ bắp: kéo căng các cơ đang căng, tăng cường sức mạnh cho các cơ yếu

Trị liệu mô mềm (massage thư giãn)

Nhận thức về tư thế và chỉnh sửa tư thế

Ngăn ngừa vai tròn

  • Duy trì tư thế ngồi, đứng thích hợp
  • Giữ đầu thẳng hàng với vai và thẳng hàng với hông
  • Vận động, tập luyện bù trừ sự sai lệch hằng ngày
  • Thường xuyên tự nhận thức, điều chỉnh tư thế bản thân 
  • Đứng lên, đi lại và giãn cơ sau mỗi 30-60 phút ngồi liên tục ngăn ngừa cứng khớp và mất cân bằng cơ

Tìm hiểu về Tư Thế cùng Go2Health, để lại bình luận về thắc mắc của bạn

Hoặc đặt lịch tư vấn miễn phí cùng Go2Health

 

© Copyright 2023. All Rights Reserved by LDH Technology.