Tư Thế Đứng

Danh mục: Tư thế
Tác giả: Nguyễn Thị Trinh

Tư Thế Đứng

Tư thế đứng sau thời gian dài có thể gây ra vấn đề dẫn đến tình trạng đau đớn. Chúng ta ngồi trong thời gian dài là không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên điều này có nghĩa là đứng sẽ tốt hơn?

Tư thế đứng tốt là một thói quen thành công trông sự tự tin, nó có lợi cho cơ, xương, khớp, tuần hoàn máu.

Các cơ và dây chằng hỗ trợ sẽ ít bị căng khi bạn duy trì tư thế tốt. Tư thế đứng của bạn giữ cơ thể trong không gian, phản ánh thói quen tư thế hằng ngày của bạn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tư thế hiện tại của bạn. Và việc có tư thế đúng tốt hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. 

Dù đứng hay ngồi, ở tư thế xấu ảnh hưởng đến tư thế cột sống, lưng, cổ của bạn. Ngoài ra, đứng trong thời gian dài có thể liên quan đến đau lưng và các vấn đề về chân và bàn chân. 

Cải thiên tư thế bạn có thể nhanh chóng thay đổi tư thế và dạy cơ thể chọn những tư thế lành mạnh hơn khi đứng, ngồi, đi lại và thậm chí là nghỉ ngơi. Cơ thể con người liên tục chuyển động khi chúng ta chuyển từ tư thế này sang tư thế khác để tránh tình trạng quá tải cơ, dây chằng. Vì vậy, hay bắt đầu hành trình hướng tới cải thiện tư thế cho chính bạn ngay hôm nay.

Tư thế đứng tốt:

  • Tai của bạn thẳng hàng với vai
  • Vai kéo ra sau thẳng hàng với hông, gối và mắc cá chân
  • Cánh tay của bạn buông thả lõng xuống hai bên cơ thể một cách tự nhiên
  • Tư thế lưng tự nhiên, hơi họp bụng (cơ cốt lõi) để xương chậu không nghiêng về phía trước.
  • Đầu gối thẳng nhưng không khóa khớp gối
  • Vòm bàn chân ở vị trí trung lập, không lõm và không bằng phẳng
  • Bàn chân phải rộng bằng vai, đứng trọng lượng phân bố đều lên hai chân, dòn vào lòng bàn chân chứ không phải gót chân

    Nếu bạn đứng trong thời gian dài, chuyển trọng lượng từ ngón chân sang gót chân hoặc từ chân này sang chân kia.

    Một kỹ thuật tốt để giúp bạn cái thiện tư thế đứng của bạn là tưởng tượng có một sợi dây trên đỉnh đầu bạn và ai đó đang kéo nó lên.

Lợi ích của tư thế đứng tốt

Đứng ở tư thế tốt không chỉ cảm thấy tốt hơn mà còn trông đẹp hơn. Nó mang lại nhiều sức khỏe hơn cho các cơ, dây chằng, khớp, tuần hoàn máu tốt và trông tự tin.

  • Giảm mệt mỏi cơ bắp, căng thẳng cho khớp
  • Dây chằng hoạt động tốt hơn tăng chuyển động
  • Tránh căng thẳng do sử dụng quá mức
  • Giảm bớt căng thẳng ở lưng, đau cổ và đau cơ
  • Giúp tự tin và ngoài hình đẹp hơn

Cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng thích nghi và cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn trong tư thế mới, được cải thiện nếu bạn luôn duy trì trong tư thế tốt.

Ưu điểm là bạn không chỉ gặp ít nổi đau mà còn toát ra sự tự tin và cảm thấy tuyệt vời.

Bắt đầu thay đổi tư thế đứng thế nào? Và bao lâu là được?

Bằng cách làm theo lời khuyên để có tư thế tốt hơn, bạn rèn luyện các cơ giúp duy trì tư thế tốt hơn. Lúc đầu, nó có thể không tự nhiên và có thể gây ra một số cơn đau nhức ban đầu vì các cơ cần phải làm quen với việc giữ và hoạt động tốt hơn. Cố gắng dành chút thời gian mỗi ngày để rèn luyện tư thế của bạn. Lúc đầu có thể chỉ là 10 phút, sau đó tăng dần một chút mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Cần có thời gian đề hình thành thói quen mới, vì vậy đừng mong đợi kết quả sau một đêm.

Kiên trì sẽ được đền đáp về lâu dài, nhận ra rằng điều này cần một nổ lực, cơ bắp cần hoạt động khác đi, dây chằng thích ứng từ từ và sự thay đổi dần dần có thể diễn ra sau 6 đến 8 tuần nổ lực. 

Chẳng bao lâu nữa bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn với tư thế mới của mình vì nó đòi hỏi ít nổ lực hơn để duy trì. Những người khác có thể thấy sự khác biệt ở bạn, nhưng họ không thể tự nhận ra điều đó với chính mình.

Cách kiểm tra tư thế đứng của bạn

Để kiểm tra nhanh tư thế đứng của bạn có thể làm các bước sau:

  1. Đứng dựa vào tường để làm bài kiểm tra
  2. Định vị cơ thể vai và mông của bạn chạm vào tường
  3. Nếu bạn có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng thì tư thế của bạn đã tốt. Nếu không và cảm thấy đau đớn hoặc căng thẳng khi thực hiện, bạn nên cải thiện tư thế.

TƯ THẾ ĐỨNG XẤU

Các dấu hiệu phổ biến của tư thế đứng xấu:

  • Đầu nhô ra phía trước (đầu hướng về phía trước) 
  • Khom lưng hoặc khom vai (Vai tròn, vai không đều)
  • Phân bổ trọng lượng không đều và dựa vào một chân khi đứng
  • Bụng nhô ra, thường do xương chậu nghiêng về phía trước

 

Tìm hiểu về Tư Thế cùng Go2Health, để lại bình luận về thắc mắc của bạn hoặc đặt lịch tư vấn miễn phí trực tiếp cùng Go2Health

Cảm ơn bạn đã đọc!

© Copyright 2023. All Rights Reserved by LDH Technology.