ĐẦU GỐI CHỤM (GENU VALGUM)

Danh mục: Tư thế
Tác giả: Nguyễn Thị Trinh

GENU VALGUM (CHỤM ĐẦU GỐI)

Genu Valgum (chụm đầu gối) là tình trạng đầu gối hướng vào trong và chạm vào nhau khi duỗi thẳng hai chân. Chụm đầu gối là tình trạng đầu gối chạm vào nhau nhưng mắt cá chân không chạm vào nhau.

Genu valgum là tình trạng căn chỉnh đầu gối bất thường, thường thấy ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi và ít gặp hơn ở người lớn mặc dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Là đầu gối hướng vào trong quá mức.

Genu Valgum : symptômes et traitements possibles

  • Đầu gối sinh lý là những đầu gối thường thấy trong quá trình phát triển của trẻ. Theo một nghiên cứu, có tới 75% trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi mắc chứng chụm đầu gối (genu valgum). Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng chụm đầu gối sẽ tư biến mất khi trẻ lớn lên và chân của trẻ trở nên thawnge khi trẻ trên 8 tuổi.

    Độ cong tăng lên phần lớn do các khớp chưa trưởng thành, chưa đủ cứng để hổ trợ trọng lượng của cơ thể trong tư thế đứng đúng, dẫn đến khớp gối uốn cong vào trong.

  • Đầu gối bệnh lý là những tình trạng nghiêm trọng, kéo dài hơn 8 tuổi hoặc bắt đầu phát triển đầu tiên ở tuổi trường thành. 

    Những nguyên nhân như: tư thế xấu, béo phì, thiếu vitamin D, thiếu canxi, viêm khớp, chấn thương khớp gối,

Các triệu chứng của chụm đầu gối:

Đầu gối có hình dáng:

  • Nghiêng đầu gối vào trong
  • Bàn chân xoay ra ngoài

Ảnh hưởng:

  • Cứng khớp, đau đầu gối
  • Đau hông, bàn chân
  • Dáng đi bất thường, khó khăn khi đi bộ hoặc chạy

Bạn có nên lo lắng về chụm gối ở con bạn không?

Chân chữ X ở trẻ em là gì, chân chữ X có chữa được không?

Chụm gối là tình trạng bình thường trong quá trình phát triển của con bạn. Góc đầu gối sẽ thay đổi khi con bạn lớn lên.

Trẻ sơ sinh thường có chân vòng kiềng cho đến khi được 12-18 tháng tuổi. Khi trẻ bắt đầu được 2-3 tuổi, chân bắt đầu nghiêng vào trong, đó là giai đoạn chụm đầu gối. Đến khoảng 7-8 tuổi chân sẽ thẳng trở lại nếu trẻ phát triển bình thường.

Nếu con bạn làm theo một khuôn mẫu tương tự như mô tả thì điều đó hoàn toàn bình thường. 

Tuy nhiên, nếu một hoặc nhiều đặc điểm liên quan sau đây phát triển, bạn nên nhờ bác sĩ chỉnh hình đánh giá để loại trừ bất kỳ tình trạng cơ bản nào gây ra tình trạng chụm đầu gối.

  • Nếu tình trạng chụm đầu gối vẫn tồn tại sau 8 tuổi
  • Nếu tình trạng chụm đầu gối trước 2 tuổi
  • Nếu một đầu gối rõ ràng bị ảnh hưởng nhiều hơn đầu gối kia
  • Nếu con bạn có kiểu đi bộ bất thường
  • Nếu con bạn bị đau đầu gối hoặc đau hông
  • Đỏ và sưng đầu gối
  • Nếu con bạn không phát triển bình thường về chiều cao
  • Nếu tình trạng chụm đầu gối quá nặng

Giải pháp

Điều trị sớm tình trạng chụm đầu gối có thể ngăn ngừa biến dạng vĩnh viễn và phát triển sau này của bệnh viêm khớp.

Đầu gối chụm được điều trị bằng cách điều trị tình trạng gây ra cùng với một số thay đổi về lối sống và các liệu pháp bảo tồn.

Điều trị cơ bản: với những nguyên nhân cơ bản như: bổ sung vitamin D và canxi cho người còi xương, thiếu vitamin D và canxi

Điều trị hổ trợ:

  • Giảm cân: tập thể dục và ăn uống khoa học
  • Tập thể dục và vật lý trị liệu: Các bài tập cân bằng sự sai lệch, cải thiện tư thế, tăng cường và kéo giãn phù hợp.
  • Dụng cụ chỉnh hình và phẫu thuật chỉnh sửa

Ở hầu hết trẻ em, việc chụm đầu gối không nên khiến bạn lo lắng.

Tuy nhiên, ở người lớn, trẻ lớn có những đặc điểm đáng lo ngại nên điều trị tình trạng cơ bản, tập thể dục và vật lý trị liệu có thể giảm tình trạng chụm đầu gối và ngăn ngừa biến dạng thêm.

 

Tìm hiểu về Tư thế cùng Go2Health, để lại bình luận về thắc mắc của bạn.

Hoặc đặt lịch tư vấn miễn phí cùng Go2Health.

Cảm ơn bạn đã đọc!

© Copyright 2023. All Rights Reserved by LDH Technology.