ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP

Danh mục: Tư thế
Tác giả: Nguyễn Thị Trinh

ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP

Đau cơ xương khớp là tình trạng đau ảnh hưởng đến cơ, dây chằng, gần và xương. Là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người, gây ra chứng đau mãn tính, cứng khớp và các vấn đề trong vận động. Cơn đau dai dẳng, vật lộn với sự khó chịu do chấn thương, hoạt động quá mức, suy nhược hoặc các yếu tố liên quan đến tư thế sai.

Cường độ cơn đau sẽ dao động từ khó chịu nhẹ đến đau dữ dội. Tính trạng đau được phân loại là cấp tính khởi phát đột ngột và thường do chấn thương. Mặt khác, đau cơ xương khớp mãn tính có tính chất lâu dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm và có thể do các tính trạng như viêm khớp, viêm gân, đau cơ xơ hóa hoặc thoát vị đĩa đệm.

Từ góc độ chức năng - cơ sinh học, vai trò của tư thế trong từng loại đau cơ xương khớp là một khía cạnh cần thiết xem xét.

Đau cơ:

Tư thế xấu ảnh hưởng đến sự mất cân bằng về cơ, sự mất cân bằng gây ra căng thẳng hoặc hoạt động quá mức ở một số khu vực nhất định, có thể dẫn đến chấn thương và đau đớn.

Ví dụ: Dùng điện thoại, máy tính đầu hướng về phía trước trong thời gian dài có thể dẫn đến cơ cổ trước căng và cơ cổ sau yếu, gây khó chịu và căng thẳng cổ

Đau khớp:

Tư thế sai lệch gây áp lực quá mức lên khớp, gây viêm khớp hoặc chấn thương. Các vùng bị ảnh hưởng thường: đầu gối, hông, vai, cổ tay, có thể trở nên trầm trọng hơn do các tình trạng như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân

Ví dụ: Tư thế vai tròn có thể tăng áp lực lên khớp vai, dẫn đến đau và khó chịu

Đau xương: 

Mặc dù đau xương thường bắt nguồn từ gãy xương, nhiễm trùng, nhưng sai tư thế có thể gây căng thẳng bất thường lên hệ thống xương.

Ví dụ: chứng vẹo cột sống, khòm cột sống lưng, do tư thế sai thời gian dài, dẫn đến đau cột sống lưng dai dẳng

Đau gân và dây chằng: 

Tư thế sai lệch cơ bắp căng thẳng, vị trí căn chỉnh không đúng sẽ làm căng gân và dây chằng, dẫn đến chấn thương hoặc viêm. Viêm gân và bong gân có thể xảy ra sau khi cử động đột ngột hoặc hoạt động quá mức.

Ví dụ: Sự căng thẳng lặp đi lặp lại trên ngán tay, bàn tay, cổ tay do công thái học kém (tư thế xấu) khi gõ bàn phím có thể dẫn đến hội chứng ống côt tay

Nguyên nhân của đau cơ xương khớp:

Tùy theo từng cá nhân mà do nhiều yếu tố khác nhau:

  1. Tư thế xấu

Tư thế xấu theo thời gian, dù là do ngồi, đứng hay đi trong thời gian dài hay lặp đi lặp lại chuyển động, dẫn đến mất cân bằng cơ, căng khớp và căng thẳng quá mức lên cơ thể.

2. Lối sống ít vận động: như ngồi lâu, làm suy yếu cơ bắp và gây cứng khớp. Điều đó góp phần gây ra tư thế xấu, phạm vi chuyển động hạn chế đẫn đến đau cơ xương khớp

3. Căng thẳng lặp đi lặp lại: Các chuyển động lặp đi lặp lại, thường gặp trong môi trường công việc có thể dẫn đến mất cân bằng cơ và căng thẳng ở khớp và cấu trúc mô mềm. 

4. Chấn thương: Bong gân, căng cơ, gãy xương 

Tư thế sai trước và sau chấn thương có thể kéo dài quá trình chữa lành và góp phần gây ra cơn đau mãn tính và đặc biệt là nguyên nhân gốc rễ không được giải quyết.

5. Lão hóa: cơ thể già đi, nó sẽ hao mòn tự nhiên ở các khớp và giảm khối lượng cơ

6. Béo phì: Thừa cân sẽ gây thêm căng thẳng cho hệ thống cơ xương khớp.

Các triệu chứng phổ biến:

Những cơ đau thường liên quan đến các vấn đề tư thế và sự mất cân bằng trong cơ thể.

  • Đau lưng dưới: do tư thế sai, mất cân bằng cơ và ngồi lâu.
  • Đau cổ: Tư thế sai đặc biệt là sử dụng các thiết bị điện tử hoặc thực hiện các công việc có tư thế đầu hướng về phía trước, có thể dẫn đến căng cơ và căng ở cổ.
  • Đau thần kinh tọa: thường do sai tư thế, mất cân bằng cơ và ngồi lâu (ngồi chéo chân), Nó có thể dẫn đến tăng áp lực lên dây thần kinh tọa, dẫn đến cảm giác đau, tê hoặc ngứa ran.
  • Đau vai: do tư thế vai tròn, khom lưng
  • Đau hông: Do ngồi lâu và hoạt động sai tư thế và mất cân bằng cơ có thể khiến bị lệch hông
  • Đau đầu gối: Sự lệch khớp ở hông, xương chậu hoặc bàn chân có thể khiến đầu gối sai lệch và căng quá mức, dẫn đến đau đớn và khó chịu
  • Đau đầu căng thẳng: Căng cơ ở cổ, vai, lưng trên do tư thế sai có thể dẫn đến đau đầu do căng thẳng. Những cơn đau đầu này thường kèm theo cứng cổ hoặc đau cổ.

Phòng ngừa và kiểm soát cơn đau

Bắt đầu bằng giải quyết gốc rễ về mất cân bằng về tư thế và thói quen sống lành mạnh. 

+ Nhận thức tư thế trung lập

+ Không gian làm việc tiện dụng

+ Tập luyện tăng cường cơ yếu và kéo căng cơ căng

+ Vận động phù hợp

 

Tìm hiểu tư thế cùng Go2Health, để lại bình luận về thắc mắc của bạn

Hoặc đặt lịch tư vấn miễn phí về tư thế cùng Go2Health.

 

© Copyright 2023. All Rights Reserved by LDH Technology.